Trước tiên chúng ta cần hiểu rõ về dạng bài này. True/False/ Not given là dạng bài yêu cầu thí sinh chọn đúng/sai/ không đề cập cho khoảng 10 ý kiến được đề cập ở câu hỏi.
-Chúng ta chọn True (đúng) nếu câu hỏi trùng khớp hoàn toàn với bài đọc
-Chọn False (sai) nếu câu hỏi và bài đọc có thông tin trái ngược hoặc không khớp nhau
-Chọn Not given (không đề cập) nếu trong câu hỏi có một thông tin nào đó mà bài đọc không đề cập đến.
3 lỗi chủ yếu thí sinh hay mắc phải trong dạng bài này đó là
- Thí sinh thường không xác định được khi nào chọn Not Given
- Chúng ta chọn Not Given (không đề cập) khi trong câu hỏi có 1 thông tin- dù là nhỏ nhất không được đề cập ở trong bài
- Thí sinh hay tự áp đặt quan điểm, kiến thức của mình để suy diễn câu trả lời
Tập trung vào keyword
Nếu bạn thấy câu hỏi có keyword trùng với bài đọc mà lập tức chọn ngay True thì xác suất áp án của bạn sai là cực kì lớn. Các bạn phải cực kì chú ý rằng với dạng bài này, áp dụng kĩ năng skim and scan là một sự lựa chọn THIẾU KHÔN NGOAN.
Một số bí kíp làm dạng bài này
Phân tích câu hỏi thành nhiều phần và so sánh từng phần với bài đọc. Thông thường, những “cái bẫy” mà người ra đề đưa ra không nằm ở những thông tin chính mà ở những phần thông tin phụ như thời gian, nơi chốn,… Việc bóc tách câu hỏi để so sánh với bài đọc sẽ giúp các bạn không bỏ sót bất cứ thông tin nào- dù là nhỏ nhất
Đọc hiểu toàn bài, không sử dụng keyword, không áp dụng kĩ năng skim and scan
Không áp đặt suy nghĩ chủ quan và kiến thức cá nhân vào trong việc trả lời câu hỏi
Hết sức tỉnh táo với các trạng từ chỉ tần suất (often, sometimes, always…), trạng từ chỉ khả năng (probably,likely…), lượng từ (some, many…), động từ khuyết thiếu (can, should, must…) hoặc các từ Everybody/ Nobody/rarely/little/…
Trên đây là một số phương pháp giúp các bạn có thể giải quyết được dạng bài khó nhất của IELTS Reading. Hi vọng thông qua bài viết này, dạng bài True False Not Given trong IELTs reading sẽ trở nên dễ dàng hơn với các bạn.
(theo oxford)
Leave A Comment